welcome tinhocK1 website

Friday, 19/04/2024, 9:26 PM

Chào Guest

Login form

Đăng nhập:
mật khẩu:

Ẩn

Tán Gẫu

500

Bạn thấy web tinhoc K1 thế nào?

Rate my site
Total of answers: 108
[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum moderator: thulinhrong  
Forum » cộng nghệ thông tin » tin tức cntt » Tâm thần vì nghiện game online
Tâm thần vì nghiện game online
thulinhrong Date: Tuesday, 04/11/2008, 5:45 PM | Message # 1
Nhóm: Removed





Một thanh niên đã tốt nghiệp đại học, con của một nhà văn khá nổi tiếng vừa phải vào Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (Hà Nội) điều trị vì nghiện game online.

Bệnh nhân tên là Nguyễn Tuấn Anh, từ nhỏ vốn là cậu bé thông minh, ngoan ngoãn, học giỏi. Chỉ số IQ của Tuấn Anh là 125 nên không chỉ học giỏi mà chơi game cũng rất tài. Từ trò chơi điện tử đơn giản trước đây, rồi game vi tính hiện nay, lúc nào cậu cũng là người chiến thắng. Ban đầu, Tuấn Anh chơi game chỉ để giải trí, sau đó chơi ăn tiền và kiếm tiền rất giỏi.

Cũng từ ngày nghiện game, Tuấn Anh toàn quan hệ với bạn bè, kiếm tiền nhanh như chớp nhưng tiêu tiền còn hơn công tử Bạc Liêu. Từ đứa bé không biết uống rượu, hút thuốc, giờ Tuấn Anh vừa nghiện game, nghiện cờ bạc và cả nghiện ma túy.

Bố mẹ cậu đã làm đủ cách, nhưng không thể kéo con ra khỏi những thứ mê muội đó. Thậm chí, người mẹ đã gọi công an đến bắt con đi trại cai nghiện nhưng ông bố không đồng tình. Ông sợ con phải vào tù nên tìm mọi cách để níu kéo, trong đó có việc gửi con vào bệnh viện tâm thần để điều trị chứng nghiện game online.

Cũng là dân nghiện game, Việt, cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội từng chơi trò này trong suốt 5 năm học đại học cho đến khi đi làm tại một viện nghiên cứu mà bố mẹ không hay biết. Chỉ đến khi Việt bỏ làm, trốn nhà đi chơi game online bố mẹ mới phát hoảng.

Họ làm đủ cách, khuyên nhủ, trò chuyện, đưa con đi picnic... nhưng chẳng ăn thua gì. Hiện giờ Việt “ăn ngủ cùng game online”, chơi mệt thì ăn, ăn xong lại chơi. Càng ngày Việt càng trở nên lặng lẽ, không muốn nói chuyện với bất cứ ai, kể cả bố mẹ. Sức khỏe của Việt giảm sút trầm trọng, người trở nên xanh xao, sống trầm lặng như một chiếc bóng trong nhà.

Khi đã nghiện, khuyên nhủ là vô giá trị

Theo bác sĩ Lê Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, ranh giới giữa việc chơi game và nghiện game hết sức mong manh. Bản thân trò chơi game online là giải trí nhưng lại mang tính kích thích rất mạnh vì có thi đấu, cạnh tranh, có thưởng.

Nguy hiểm của game online ở chỗ nó cứ cuốn người chơi càng ngày càng sâu thêm. Con bệnh nào cũng vậy, mới đầu chỉ xác định là chơi giải trí, chơi ít nhưng khi đã chơi thì không thể dừng lại được.

Trò chơi này đặc biệt nguy hiểm với những người thiếu bản lĩnh, nghị lực kém và nhân cách chưa định hình, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Trẻ con về mặt tâm lý chưa hoàn thiện, nhận thức chưa đầy đủ vì thế rất dễ nhiễm bệnh này. Bệnh nghiện game sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ, làm cho sức khỏe giảm sút, thậm chí trầm cảm, loạn thần...

Nguyên nhân của bệnh nghiện game online, theo ông Tuấn, phần lớn là do tập nhiễm. Thời gian tập nhiễm càng lâu, việc chữa trị càng khó. Nếu từ bé, trẻ nhìn thấy bố hay mẹ tham gia các trò chơi trúng thưởng, sẽ tác động vào ý nghĩ của trẻ rằng, vui chơi có thưởng là một sở thích, một việc làm tốt. Khi đã nhiễm phải ý nghĩ này, nếu lớn lên các em lại nghiện game online, nghiện các trò chơi thắng thua thì việc chữa trị vô cùng khó.

Bà Phạm Mai Hoa, chuyên gia tư vấn Trung tâm tư vấn Tuổi trẻ hạnh phúc và kỹ năng cuộc sống (Trung ương Đoàn TNCS HCM), thì cho biết có một số nguyên nhân dẫn đến chứng nghiện game online: Thứ nhất, do bản thân trò chơi đó có sức hấp dẫn, người làm ra trò chơi tìm mọi cách lôi kéo người tham gia. Thứ hai, do hệ thần kinh của người chơi khá yếu đuối, tính tự chủ và khả năng độc lập kém. Những người có hệ thần kinh dễ bị xúc động thường bị lôi kéo, bị phụ thuộc bởi sức hấp dẫn của những trò chơi này.

"Ngoài ra còn do môi trường sống xung quanh. Ngồi chơi ở nhà thì có mấy khi bị nghiện. Chỉ ra hàng net, có “hội” có “phường” mới thúc đẩy sự ham muốn đến với trò chơi", bà Hoa nói.

Theo ông Tuấn, khi chơi game đến mức độ thành nghiện, trở thành bệnh lý thì sự khuyên nhủ của người thân là vô giá trị. Chữa bệnh nghiện game online rất kỳ công, đòi hỏi nhiều thời gian và sự hợp tác đồng thuận từ gia đình, người thân.

 
Forum » cộng nghệ thông tin » tin tức cntt » Tâm thần vì nghiện game online
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: