welcome tinhocK1 website

Saturday, 20/04/2024, 2:47 PM

Chào Guest

Login form

Đăng nhập:
mật khẩu:

Ẩn

Tán Gẫu

500

Bạn thấy web tinhoc K1 thế nào?

Rate my site
Total of answers: 108
[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum moderator: thulinhrong  
Forum » cộng nghệ thông tin » tin tức cntt » Quản lý blog: Chủ yếu là định hướng
Quản lý blog: Chủ yếu là định hướng
thulinhrong Date: Tuesday, 02/12/2008, 8:57 AM | Message # 1
Nhóm: Removed





Vào ngày 27/11 vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến cho dự thảo thông tư hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân (blog).

Thông tư mang tính tư tưởng hơn là chế tài

Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn phát biểu: “Thông tư này mang tính định hướng nhiều hơn, nhằm xác định blog là gì, từ đó quy gọn phạm vi điều chỉnh... Ban soạn thảo muốn chỉ ra cái gì được khuyến khích, cái gì nên tránh đối với các blogger. Báo chí nhiều lần hỏi tôi về việc “quản lý blog”, tuy nhiên tôi rất ít khi dùng cách nói này. Tôi không đề cao yếu tố pháp lý, kỹ thuật để quản lý blog. Phải có sự phối hợp: pháp lý, kỹ thuật và tuyên truyền, giáo dục mới mong định hướng đúng hoạt động này”.

Tuy nhiên, ông Chu Xuân Việt, chuyên viên cấp cao của Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam, lại cho rằng: “Khuyến khích mà không có thưởng, hạn chế mà không có phạt thì liệu thông tư có hiệu lực?”.

Đại diện ban soạn thảo cho biết khó khăn khi xây dựng thông tư này là diện quản lý quá lớn. “Nội dung thông tư không có gì mới. Một số điều đã quy định trong Luật báo chí, Luật xuất bản, Bộ luật dân sự... Chúng tôi chỉ gom lại để tạo một hành lang pháp lý. Vì thế thông tư này mang tính xã hội, tư tưởng nhiều hơn là chế tài, pháp luật. Nếu đặt mục tiêu lớn cho thông tư này thì sẽ thành duy ý chí” - ông Đỗ Quý Doãn nói.

Doanh nghiệp nước ngoài vô tư

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc đối ngoại Công ty Vinagame, cho rằng thông tư quy định rất rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến (mạng xã hội là nơi khởi tạo các blog - NV). Tuy nhiên, quy định đối tượng áp dụng của Nghị định 97 chỉ là “các tổ chức, cá nhân tham gia việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet tại Việt Nam”.

Nếu chữ “tại Việt Nam” được hiểu về vị trí địa lý, đồng thời cũng là về mức độ quản lý thì theo ông Tuấn, như vậy chỉ có doanh nghiệp nào đăng ký cung cấp dịch vụ tại Việt Nam mới quản lý được, còn các doanh nghiệp không đăng ký thì không thể yêu cầu họ có trách nhiệm gì. “85% người Việt đang sử dụng dịch vụ blog của các doanh nghiệp nước ngoài, như vậy quản lý họ như thế nào?” - ông Tuấn đặt vấn đề.

Thông tư hướng dẫn sắp ban hành, chỉ mang tính định hướng

Ông Tuấn thắc mắc: “Các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam, thu lợi nhuận tại Việt Nam, tại sao không quản lý họ được? Thử đặt giả thiết nếu các doanh nghiệp Việt Nam bỏ hình thức kinh doanh, đăng ký trong nước mà sang nước ngoài để đặt máy chủ, lập đường truyền rồi cung cấp dịch vụ về trong nước thì sao?”.

Ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, dẫn Nghị định 97: “Trong trường hợp các điều ước quốc tế liên quan đến Internet mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế”.

Ông Hải giải thích do thông tư hướng dẫn Nghị định 97 nên cũng không được vượt quá phạm vi mà nghị định điều chỉnh. Nếu căn cứ cam kết khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO thì việc cung cấp dịch vụ qua biên giới không phải xin phép. Vừa qua, Bộ TT&TT cũng đã có văn bản trả lời Sở TT&TT TP.HCM về việc Yahoo! Việt Nam không cần phải xin phép khi cung cấp các dịch vụ cho blogger Việt Nam.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn khẳng định ban soạn thảo sẽ nghiên cứu để đảm bảo sự công bằng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Ông Doãn cho biết sắp tới, Bộ TT&TT sẽ đặt vấn đề với Google và Yahoo!, đề xuất họ hợp tác trên cơ sở cộng đồng trách nhiệm, phối hợp với nhà nước để tạo ra một môi trường hoạt động tốt nhất, lành mạnh nhất cho các blogger.

Thực tế rất nhiều nhà báo có blog, trên blog đưa nhiều thông tin chính trị, xã hội... Nhiều người coi blog như “báo chí công dân”. Về vấn đề này, ông Đỗ Quý Doãn cho rằng nhà báo là người hiểu hơn ai hết những quy định pháp luật về báo chí và truyền thông, vì vậy họ sẽ biết được đâu là ranh giới giữa một trang nhật ký cá nhân (blog) và một trang tin điện tử (website).

Ngoài ra, ông Doãn cũng cho rằng mấu chốt để xác định tính “cá nhân” của blog ở chỗ blog có thể đề cập đến những vấn đề hoàn toàn riêng tư hoặc những vấn đề xã hội rộng lớn nhưng dưới góc nhìn cá nhân, nhân danh cá nhân chứ không phải phát ngôn chính thống, đại diện cho một tổ chức, cơ quan nào.

 
Forum » cộng nghệ thông tin » tin tức cntt » Quản lý blog: Chủ yếu là định hướng
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: